6 cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đảm bảo thành công

Contents

Nguồn gốc và sự ra đời của tỏi đen

Tỏi đen được ra đời đầu tiên ở Hàn Quốc từ những năm 2000. Sau đó nó được biết tại Nhật Bản và lan dần sang các nước khác.

Theo tài liệu để lại, một người nông dân ở Hàn Quốc đã cố gắng tìm tòi ra cách để bảo quản tỏi được lâu hơn. Cơ chế vẫn là duy trì độ ẩm và nhiệt độ cho tỏi. Nhưng họ làm bằng cách sử dụng nhiệt tỏa ra từ những bóng đèn điện để duy trì nhiệt độ cho tỏi được đựng trong những hộp bánh quy. Và họ để như vậy trong vòng 1 tháng.

Kết quả thu được đã khiến họ rất bất ngờ. Tỏi 🧄 có màu đen nhánh, vị ngọt, nhai như thạch và mùi vị thì rất tuyệt vời. Và sau thành công đó, người nông dân mới bắt đầu đầu tư và thiết kế ra phòng ủ nhiệt để làm ra lượng tỏi đen nhiều hơn.

 

 

Khi cách làm và sử dụng tỏi đen lan rộng đến Nhật Bản thì người xứ sở mặt trời mọc đã phát hiện ra những giá trị sức khỏe tuyệt vời của tỏi đen. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi đen giúp giảm lượng cholesterol, chống oxy hóa, tăng cường khả năng thải độc của gan, hỗ trợ tiêu hóa, miễn dịch và đặc biệt có tác dụng chống ung thư.

Hiện nay, không chỉ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, tỏi đen được sử dụng hằng ngày để duy trì một sức khỏe tốt và kéo dài nét thanh xuân.

Tác dụng của tỏi đen đối với sức khỏe

Quá trình lên men, ủ tỏi thành tỏi đen với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm nghiêm ngặt trong thời gian dài đã giúp tăng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong tỏi. Đó là các chất như: S-allylcysteine, polyphenol, đường Fructose hay sulfur hữu cơ. Nhờ đó, loại tỏi lên men này sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, như:

Tác dụng của tỏi đen là khả năng thu dọn các gốc tự do cực mạnh. Người ăn tỏi đen giảm thiểu nguy cơ mắc hơn 80 bệnh lý khác nhau. Có thể nói, tỏi đen chính là loại dược liệu dùng để phòng chống bệnh tật rất tốt.

Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa cực tốt. Giúp người dùng cải thiện và làm chậm quá trình lão hóa da hiệu quả.

Tỏi đen giúp nhuận tràng, cải thiện chức năng tiêu hóa, giấc ngủ và giúp cơ thể chống mệt mỏi.

Giảm đau, phục hồi nhanh các tổn thương ở vùng cơ bắp do luyện tập. Đồng thời cũng giúp cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các cơ quan khác trong cơ thể.

Tỏi đen còn giúp bảo vệ tốt tế bào gan, hạn chế hiệu quả tình trạng xơ gan, viêm gan,… do tiếp xúc với các chất độc hại, thực phẩm bẩn, phơi nhiễm chất phóng xạ hàng ngày.

Tỏi đen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Thích hợp cho người bị suy kiệt sức do ốm lâu ngày hoặc suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ để điều trị.

Tỏi đen có tác dụng ức chế sự hình thành của một số dòng tế bào ung thư như: ung thư gan, vú, đại tràng, dạ dày,… hiệu quả.

Tỏi đen khá hữu dụng trong việc ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh theo mùa thường gặp như: nóng sốt, cảm cúm, ho khan, sổ mũi,…

Đặc biệt, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol trong máu, giảm mỡ máu và duy trì chúng ở mức ổn định. Đồng thời, giúp tăng nồng độ HDL-Cholesterol (Cholesterol tốt). Từ đó, giúp điều hòa đường huyết, thúc đẩy lưu thông máu, tốt cho hệ tim mạch. Giúp ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến mỡ máu cao như: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Tác dụng, công dụng của tỏi đen cô đơn

Đây Làm tỏi đen truyền thống có cần ngâm bia không? Bạn cần ngâm tỏi trong bia để thúc đẩy hình thành các men vi sinh mới ủ được mẻ tỏi đen thơm ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1 kg tỏi cô đơn màu trắng, tươi ngon, không bị ẩm mốc và còn nguyên vỏ.

1 lon Bia.

Nồi cơm điện.

Giấy bạc.

Cách làm tỏi đen truyền thống

Bước 1: Cắt bỏ rễ, bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài củ tỏi và loại bỏ những củ tỏi hư hỏng ra.

Bước 2: Đem các củ tỏi đạt chuẩn rửa thật sạch với nước.

Bước 3: Phơi khô lượng tỏi này ngoài nắng cho thật ráo nước.

Bước 4: Cho bia vào một chậu inox và bỏ tỏi vào, ngâm trong vòng 10 phút để lên men vi sinh.

Bước 5: Vớt tỏi ra khỏi bia và dùng giấy bạc bọc kín phần tỏi này rồi cho vào nồi cơm điện.

Bước 6: Nhấn nút khởi động và cài đặt nồi ở chế độ “warm – hâm nóng”, ủ trong vòng 2 tuần.

Bước 7: Sau khi ủ thành công, cách bảo quản tỏi đen là trong hộp kín, đặt vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Mẹo ủ tỏi đen bằng nồi cơm điện không bị ướt và khô ráo

Nên chọn loại tỏi cô đơn 1 múi sẽ ít nước không bị ướt và khô ráo. Chọn loại tỏi nhiều nhánh thì thành phẩm dễ bị ướt hơn.

Sau khi ngâm bia xong, bạn cần để tỏi vào rổ để ráo bia một chút (Không rửa lại nước)

Bọc thật kín giấy bạc. Nếu bị hở hay có lỗ sẽ khiến hơi nước tràn vào.

Nếu làm một số lượng tỏi nhiều, bạn hãy chia nhỏ nhiều phần bọc thành từng gói giấy bạc. Cụ thể, 1 gói giấy bạc khoảng 7-10 củ tỏi tươi. Như vậy, sẽ tăng tỷ lệ thành công làm tỏi không bị ướt, khô ráo.

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện với bia

Lưu ý

Trong suốt quá trình ủ tỏi, phải giữ nhiệt đều, không tự ý ngắt nguồn điện của nồi đột ngột.

Bạn có thể thể tăng thêm lượng tỏi chế biến để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tỷ lệ ngâm tỏi thích hợp là 1 kg tỏi với 1/3 – 1/2 lon bia.

Khi bóc vỏ, chỉ bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài, không nên bóc lớp vỏ bao quanh tép tỏi.

Nếu bạn làm nhiều lớp tỏi: Hãy đảm trở đều các mặt của giấy bạc vài ngày một lần để chúng có thể được tỏa nhiệt đều. Tuy nhiên không mở nồi quá 5 phút để tránh làm mất nhiệt.

Kiểm tra lượng tỏi ủ ấm này sau 2 tuần và nếm thử mùi vị. Vì thời gian ủ có thể thay đổi tùy theo nhiệt độ của nồi cơm điện; Loại tỏi đầu vào; Hoặc liều lượng tỏi bạn sử dụng,…

Khi nếm, hãy tách hẳn tép tỏi ra khỏi củ, bóc sạch vỏ bên ngoài vỏ và nhấm nháp. Kết quả mong muốn là thịt tỏi có màu đen, ngọt vị caramen, thơm nồng nhẹ và dẻo.

Trong trường hợp tỏi không đạt được kết quả trên: tỏi chưa có màu đen hẳn hoặc còn vị hăng nồng,… Bạn tiếp tục ủ tỏi với thời gian dài hơn để đạt kết quả mong muốn.

Nhược điểm cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Cách làm tỏi đen truyền thống này tốn khá nhiều thời gian và công sức.

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm lẩu gà chua cay ngon chuẩn không phải chỉnh

Tỏi đen vẫn có thể bị cháy hoặc nhão mặc dù đã được làm đúng theo hướng dẫn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do nguồn điện không ổn định, nhiệt độ không thích hợp,…

Tỏi đen có thể lên men không đồng đều do lượng nhiệt tỏa không đều ở mọi ngóc ngách. Khiến chất lượng tỏi giảm sút, gây khó ăn và kém ngon.

Thời gian lên men tỏi đen dài (từ 2 tuần hoặc nhiều hơn), làm tăng chi phí điện năng.

Nồi cơm điện phải khởi động giữ ấm liên tục trong thời gian dài, có thể gây hư hỏng cho nồi; Hoặc dẫn đến sự cố chập điện, gây nguy cơ cháy nổ cao.

Trong thời gian lên men tỏi đen, hương tỏi nồng khắp không gian phòng, có thể gây khó chịu.

Cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen

Máy làm tỏi đen là loại nồi ủ tỏi đen chuyên dụng gia tăng tỷ lệ thành công thành phẩm. Làm tỏi đen bằng máy sẽ có cho ra mẻ tỏi thơm ngon đồng đều, chất dinh dưỡng cao. Không cần lo lắng mất điện bị hư mẻ tỏi đang ủ.

máy làm tỏi đen

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1kg – 4kg tỏi tươi, không bóc vỏ (có thể chọn loại tỏi nhiều nhánh hoặc một nhánh).

Máy làm tỏi đen.

Cách làm tỏi đen chi tiết bằng máy làm tỏi đen

Dùng giấy chùi sạch bụi bẩn trên bề mặt tỏi, loại bỏ tỏi hư.

Xếp đều tỏi vào khay và cho khay vào bên trong nồi của máy làm tỏi.

Đậy nắp nồi, chọn chế độ làm tỏi (Garlic) và bấm nút khởi động (On/ Off hoặc Power).

Video Cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen – Nguồn: Cô Ba Bình Dương

Lưu ý:

Khi đậy, nắp nồi và điểm tiếp xúc với lòng nồi phải được đậy kín; Không được kênh hoặc có khoảng trống.

Một số nồi ủ còn có chức năng chọn loại tỏi để làm như: Solo Garlic (Tỏi một nhánh – tỏi cô đơn) hay Garlic (tỏi nhiều nhánh); Và chức năng 2 Hrs Dry (Sấy khô 2 giờ). Bạn có thể tùy chọn chức năng phù hợp nhưng đừng quên bấm nút khởi động nhé!.

Chức năng sấy khô 2 giờ được dùng làm giảm lượng nước nếu thành phẩm tỏi đen vẫn còn ẩm. Nếu bạn muốn sấy với thời gian ngắn hơn, có thể tự canh thời gian và tắt chế độ sấy đi. Chức năng này thường được sử dụng sau khi quá trình lên men ủ tỏi kết thúc.

Ưu điểm của cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi đen

Máy làm tỏi đen dễ sử dụng, đơn giản, bỏ được nhiều công đoạn so với cách làm truyền thống.

Thời gian ủ tỏi đen khá nhanh (khoảng 10 -15 ngày) với tỉ lệ thành công cao.

Tiết kiệm điện từ 3 – 5 lần so với cách làm tỏi đen truyền thống hoặc các thiết bị khác.

Chất lượng thành phẩm tỏi đen đạt chuẩn Nhật Bản 100%: Các hạt tỏi ngọt dẻo, đen bóng đồng đều đến tận lõi, thơm ngon và không bị nhão.

Chức năng lưu lại thời gian làm tỏi đen khi mất điện, không cần phải căn chỉnh, rất tiện lợi.

Thiết kế của máy làm tỏi đen rất sang trọng và hiện đại, phù hợp mọi không gian bếp.

Giá thành phải chăng, dễ vệ sinh sau mỗi lần sử dụng máy để ủ tỏi đen.

Cách làm tỏi đen bằng nồi đa năng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1kg – 2kg tỏi cô đơn tươi hoặc tỏi thường nhiều nhánh với vỏ mỏng, hạt to đều, không quá dày.

1 lon bia.

Giấy bạc.

Nồi nồi đa năng hay nồi áp suất

Cách làm tỏi đen chi tiết bằng nồi đa năng

Phơi tỏi tươi cho ráo nước.

Bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài để loại bỏ bụi bẩn bám trên tỏi. Kiểm tra và loại ra ngoài những củ tỏi bị héo dập hoặc mốc đen.

Cho tỏi vào tô rồi đổ bia vào và ngâm khoảng 10-30 phút. Dùng đũa để trở đều các mặt của củ tỏi để ngập trong bia. Việc này giúp tỏi ngấm đều men vi sinh trong bia.

Sau đó vớt tỏi ra, để ráo rồi sử dụng giấy bạc lớn bọc kín lượng tỏi này lại.

Đặt tờ giấy bạc này vào trong nồi đa năng.

Đặt nắp và khởi động nồi ở chế độ “Warm” (giữ ấm) trong khoảng 14 ngày liên tiếp.

Cách làm tỏi đen bằng nồi đa năng

Cách làm tỏi đen bằng nồi chiên không dầu

Nồi chiên không dầu chỉ có chức năng chiên/ nướng nên không thích hợp dùng để làm tỏi đen. Bên cạnh đó, nồi chiên không dầu còn có mức nhiệt khá cao và thiếu độ ẩm sẽ không thể kích thích tạo men vi sinh để ủ tỏi.

Vì vậy, bạn không nên thử nghiệm cách làm tỏi đen bằng nồi chiên không dầu để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc,… Thay vì nồi chiên không dầu, bạn có thể thử ủ tỏi đen bằng nồi cơm điện sẽ khả quan hơn.

Nồi chiên không dầu Philips

Nguyên liệu cần chuẩn bị

1kg tỏi cô đơn tươi với vỏ mỏng, hạt to đều, không quá dày.

Màng bọc thực phẩm

Giấy bạc.

Nồi cơm điện.

Cách làm tỏi đen 

Bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài củ tỏi rồi dùng giấy ẩm lau sạch bụi bẩn trên tỏi.

Để tỏi khô nhẹ rồi dùng màng bọc thực phẩm bao chặt bên ngoài, riêng lẻ từng củ tỏi.

Dùng giấy bạc tiếp tục bọc kín bên ngoài củ tỏi.

Xếp dưới đáy nồi một lớp giấy nến để tỏi không thể chạm vào đáy nồi. Hoặc có thể thay thế bằng khay hấp.

Sau đó, xếp tỏi đã được bọc kín vào trong nồi.

Đậy kín nắp lại, cắm điện để khởi động và nhấn nút “Warm”.

Giữ nguồn điện của nồi liên tục 14 ngày để ủ lên men.

Sau 14 ngày, lấy 1 củ tỏi ra và kiểm tra bên trong. Nếu tỏi đã chuyển sang màu đen, có vị ngọt dẻo, thơm nồng nhẹ thì đã thành công. Lấy tỏi ra, phơi khô rồi bảo quản trong hộp kín để dùng dần. Nếu tỏi vẫn chưa có màu đen đều, hoặc còn nhão thì tiếp tục ủ thêm 1 – 2 tuần nữa.

Ưu điểm của cách làm tỏi đen không dùng bia này là thành phẩm ủ tỏi không bị ướt và khô ráo. Tuy nhiên, nhược điểm cũng là vì không có bia làm chất xúc tác tạo men vi sinh nên đôi khi sẽ có tình trạng ủ tỏi không thành công. Bước dùng màng bọc thực phẩm sẽ giúp kích thích dùng chính các chất xúc tác củ tỏi để tạo men ủ thành tỏi đen.

Cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện không dùng bia

Sử dụng máy làm tỏi đen sẽ ủ tỏi thơm ngon nhất!

Trong các cách làm tỏi đen tại nhà kể trên, có thể nói cách làm tỏi đen bằng máy làm tỏi là cách tốt nhất. Vì vừa dễ sử dụng, vừa nhanh chóng, giúp tiết kiệm điện năng và có tỉ lệ thành công cao nhất.

Đặc biệt, chất lượng tỏi đen thành phẩm đạt chuẩn 100% Nhật Bản, an toàn và tốt cho sức khỏe. Bạn hãy cân nhắc sử dụng máy làm tỏi đen để sử dụng dài lâu và chất lượng an toàn nhất bạn nhé.

Hy vọng, bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ các cách làm tỏi đen tại nhà đơn giản và hiệu quả. Đừng quên ghé thăm Nguyễn Kim để biết cách bảo quản và sử dụng tỏi đen đúng cách nhé!

Xem thêm bài viết hay:  Cách làm panna cotta đơn giản tại nhà

Lưu ý trong cách làm tỏi đen tại nhà

Sử dụng tỏi cô đơn làm tỏi đen là tốt nhất?

Bạn vẫn thường nghe nói rằng tỏi 🧄 có chất lượng tốt nhất là tỏi cô đơn Lý Sơn. Và sự thật là đúng như vậy. Gọi là tỏi cô đơn là để phân biệt với tỏi nhiều nhánh.

Tỏi cô đơn đúng như tên gọi, nó chỉ đúng 1 tép tỏi cho mỗi củ. Còn tỏi nhiều nhánh thì 1 củ sẽ gồm nhiều tép tỏi nhỏ trong đó. Kích thước tỏi cô đơn cũng nhỏ hơn tỏi nhiều nhánh khá nhiều.

Tỏi cô đơn có vị ngọt và mềm, không có mùi hăng tỏi nên không gây kích ứng và tổn thương đến dạ dày và gan.

Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng trong tỏi cô đơn cũng cao hơn gấp nhiều lần so với tỏi bình thường. Đó là lý do mà tỏi đen được ưa chuộng và giá thành cao như vậy.

 

Bạn sẽ thấy trên thị trường loại tỏi đen 1 nhánh sẽ có giá bán cao hơn rất nhiều so với loại nhiều nhánh. Cũng dễ hiểu thôi vì nếu bạn làm ở nhà, 1 kg tỏi cô đơn Lý Sơn là 1 triệu, trong khi tỏi thường chỉ có khoảng 50 ngàn mà thôi.

Tác dụng của bia trong cách làm tỏi đen tại nhà

Tại sao chúng ta phải ngâm tỏi với bia 🍺? Nhiều người cho rằng việc ngâm bia giúp cung cấp men vi sinh để lên men cho tỏi. Điều này có thể không thực sự chính xác và còn gây nhiều tranh cãi.

Trên thực tế, tỏi đen được lên men chỉ nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao. Quá trình biến đổi từ tỏi trắng thành tỏi đen là do phản ứng Maillard giữa amino acid và đường khử để tạo màu nâu và hương vị cho thực phẩm. Phản ứng này cũng xảy ra trong quá trình làm bánh mì hay nấu thức ăn. Đây là một phản ứng thuần hóa học chứ không do các vi sinh vật lên men như khi làm sữa chua hay muối dưa, kim chi…

Do đó, việc sử dụng bia không phải là một bước nhất thiết trong quá trình làm tỏi đen. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua bước này. Và nếu bạn ngâm bia, thì cũng chỉ ngâm trong vòng 30 phút thôi nhé, đừng ngâm quá thời gian!

Tuy nhiên, việc ngâm tỏi với bia có thể có tác dụng rửa tỏi khỏi bụi bẩn, cung cấp độ ẩm cho tỏi. Nhưng việc này không thể thay thế bằng nước. Nếu bạn rửa tỏi với nước rất dễ làm tỏi bị ủng, hỏng trong quá trình ủ thành tỏi đen.

Bạn nên bọc tỏi bằng giấy bạc

Như mình đã nói trong cách làm tỏi đen chi tiết ở trên, việc bọc tỏi bằng giấy bạc là để tạo một lóp cách nhiệt vừa đủ để tỏi không trực tiếp giúp tỏi không bị cháy trong quá trình ủ. Ngoài ra, khi bọc tỏi như vậy bạn cũng giúp giữ độ ẩm cho tỏi, đảm bảo tỏi không bị khô, mất nước trước khi biến thành tỏi đen.

 

Một mẹo nhỏ ở đây là các bạn nên bọc riêng từng củ tỏi nếu sử dụng tỏi nhiều nhánh. Nếu dùng tỏi cô đơn, bạn cũng nên bọc khoảng 4-5 tỏi một. Làm như vậy sẽ giúp bọc tỏi kín hơn. Thêm nữa, nếu muốn kiểm tra tỏi trong quá trình ủ, bạn cũng chỉ cần gỡ giấy bạc của 1-2 củ tỏi. Như vậy sẽ không ảnh hưởng tới toàn bộ chỗ tỏi đang làm.

Thêm một chú ý nữa, nếu bạn lo lắng giấy bạc sẽ cọ vào mặt trong của nồi cơm điện, làm hỏng lớp chống dính, bạn có thể lót thêm một lớp khăn giấy ăn nhà bếp hoặc giấy nến trước khi cho tỏi vào.

Bạn đang xem bài viết tại: https://hagvietnam.com/

Cách bảo quản tỏi đen

Tỏi đen nếu bảo quản không đúng cách sẽ dễ khiến tỏi bị hỏng, mốc hoặc bị mất đi các dưỡng chất quan trọng của nó.

Tỏi đen làm tại nhà sẽ có thời gian bảo quản ngắn hơn. Do đó, bạn nên làm với số lượng đủ dùng mà thôi.

Sau đây là cách để bạn có thể bảo quản tỏi đen nhà làm được tốt nhất.

  • Tuyệt đối không để tỏi đen trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Phần chưa ăn kịp hết trong khoảng 1 tuần thì bạn cho vào túi và hút chân không, kéo kín miệng túi. Sau đó cho túi vào 1 hộp có nắp đậy kín để tránh khí lạnh tiếp xúc trực tiếp với tỏi đen. Với cách này thời gian bảo quản là 6 tháng.
  • Còn nếu như bạn không hút chân không, tốt nhất bạn nên dùng hết trong 1 tuần, và bảo quản trong tủ lạnh tối đa là 2-3 tuần. Để lâu tỏi dễ bị nấm mốc, ăn không tốt cho sức khỏe.

Cách ăn tỏi đen đúng cách

Tỏi đen tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải vì vậy mà bạn ăn càng nhiều càng tốt. Ăn nhiều cơ thể hấp thụ không hết sẽ rất lãng phí. Sau đây là 1 vài cách ăn tỏi đen để bạn có thể tham khảo:

  • Với người sức khỏe bình thường, cải thiện giấc ngủ: dùng 1-2 củ/ ngày. Ăn 2 lần vào sáng và trưa.
  • Điều trị táo bón, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh: 2-3 củ/ ngày. Ăn 2 lần vào sáng trưa, hoặc sáng chiều.
  • Chỉ ăn tối đa 4 củ tỏi đen/ ngày (không quá 10 g/ ngày).
  • Dùng liên tục tối đa 45 ngày, và nghỉ 2 tuần giữa các lần sử dụng tỏi đen.
  • Những người bị bệnh máu trắng và có chứng liên quan đến rối loạn đông máu thì không nên dùng tỏi đen
  • Người bị chứng áp thấp thấp không nên ăn tỏi đen. Nếu ăn sẽ khiến bạn khó chịu và gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng tối đa 1 củ/ ngày
  • Trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn tỏi đen. Trẻ từ 1-3 tuổi chỉ nên ăn 1/2 củ mỗi ngày. Trẻ lớn hơn có thể ăn 1 củ/ ngày. Bạn có thể cho trẻ ăn tỏi đen trực tiếp hoặc chế biến cùng các món ăn hằng ngày. Đừng cho trẻ ăn quá nhiều sẽ bị nóng và dẫn đến chứng táo bón.
  • Người có vấn đề về dạ dày không nên ăn tỏi đen
  • Nếu bạn đang bị tiêu chảy thì nên ngưng ăn tỏi đen. Vì tỏi đen lúc này sẽ làm tổn thương niêm mạc thành ruột làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Nếu bạn có các vấn đề bệnh về thận thì cũng không nên dùng tỏi đen. Vì tỏi đen sẽ có thể phản ứng với thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn.
  • Nhưng người có vấn đề về mắt như đau mắt, đau mắt đỏ, hoa mắt,… cũng không nên dùng tỏi đen. Và kể cả phụ nữ sau sinh, mắt còn yếu và có chứng chóng mặt, ù tai cũng không nên ăn tỏi đen.
  • Những người bị dị ứng với tỏi tất nhiên không nên ăn.

 

Bạn đang xem bài viết tại: https://hagvietnam.com/

Xem thêm bài viết hay:  Bật mí cách làm sườn bò khoai tây nghiền cho bữa tối Valentine lãng mạn

Tác dụng phụ của tỏi đen khi ăn quá liều lượng

Dù tỏi đen rất tốt cho cơ thể nhưng ăn quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Nóng bức, khó chịu trong người
  • Tỏi đen có hàm lượng chất allicin cao. Khi bạn sử dụng quá nhiều thì chất này sẽ không thể được chuyển hóa hết, dẫn đến việc kích ứng da và tổn hại dạ dày và đường tiêu hóa.

Ăn tỏi đen vào thời điểm nào là tốt nhất

Buổi sáng là thời điểm tốt nhất để ăn tỏi đen. Do buổi sáng là lúc cơ thể dễ hấp thu các chất dinh dưỡng nhất. Ngoài ra, buổi sáng là thời điểm các loại vi khuẩn, virus mầm bệnh hoạt động yếu nhất. Ăn tỏi đen vào lúc này sẽ giúp tiêu diệt hết chúng, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của cơ thể.

Đặc biệt, bạn nên ăn tỏi đen vào lúc bụng đói để hấp thụ được trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý giá từ tỏi đen. Cho nên bạn nên ăn tỏi đen ít nhất 30 phút trước bữa ăn nhé. Sau khi ăn xong bạn nên uống ngay 1 cốc nước lọc. Chú ý bạn không uống các loại nước cam sau khi ăn tỏi đen, nó sẽ cản trở bạn hấp thụ các dưỡng chất của tỏi đen.

Bạn có thể dùng tỏi đen vào trưa hoặc chiều, nhưng không dùng vào buổi tối. Dùng vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ, nhất là trẻ em thì tuyệt đối không nên.

Ăn tỏi đen như thế nào

Tỏi trắng sau khi ủ lên men thành tỏi đen sẽ có vị ngọt, không có hoặc rất ít mùi hăng, ăn có độ dẻo nên khá dễ ăn.

Cách tốt nhất là bạn ăn trực tiếp tỏi đen!

Ngoài cách ăn trực tiếp là phổ biến nhất thì bạn còn có thể ăn tỏi đen cùng với các thức ăn khác trong bữa cơm, xào nấu, topping cho salad hoặc sử dụng tỏi đen ép lấy nước uống, hoặc ngâm tỏi đen với mật ong hoặc rượu.

Cách làm nước ép tỏi đen

 

Bạn dùng 5 g tỏi đen cùng 1 chén nước ấm cho vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Bạn lọc qua rây để thu được nước tỏi đen.

Bạn có thể ép nhiều và để trong tủ lạnh dùng dần trong 1 tuần nhé.

Với chị em đây có thể coi là một thức uống “hồi xuân” đặc biệt tốt cho làn da, ngăn ngừa lão hóa và còn giảm cân hiệu quả nữa.

Bạn có thể sử dụng nước ép ngay lúc còn ấm hoặc uống lạnh đều được. Uống nước ép tỏi đen sẽ giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh nhất.

Bạn đang xem bài viết tại: https://hagvietnam.com/

Cách làm tỏi đen ngâm mật ong 🍯

 

Bạn sử dụng 150 g tỏi đen, bóc bỏ vỏ và để nguyên củ xếp vào 1 lọ thủy tinh. Bạn dùng mật ong loại tốt đổ vào ngập tỏi là được. Bạn ngâm với tỷ lệ 100 ml mật ong với 100 g tỏi đã lột bỏ vỏ là tốt nhất. Bạn ngâm tỏi trong mật ong 3 tuần là có thể đem ra sử dụng.

Mật ong tốt nhất bạn nên tìm mua loại mật ong rừng nguyên chất. Còn không thì hãy tìm mua mật ong ở nơi thật uy tín nhé.

Mỗi ngày tùy liều lượng mà bạn ăn tỏi đen cùng 1 thìa cà phê mật ong chia đều cho các bữa trong ngày.

Bạn bảo quản tỏi đen ngâm mật ong ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và có thể để được vài năm. Cẩn thận hơn bạn có thể cho tỏi ngâm vào ngăn mát tủ lạnh. Đảm bảo tỏi ngâm mật ong sẽ luôn thơm ngon và bảo quản được rất lâu.

Bạn lưu ý khi lấy tỏi và mật ong ra sử dụng thì hãy dùng muỗng sạch để tránh làm hỏng tỏi ngâm nhé.

Tỏi đen ngâm mật ong rất tốt cho những người bị viêm xoang, viêm mũi, viêm họng.

Tỏi ngâm mật ong đặc biệt rất hữu ích trong mùa lạnh, vì dưỡng chất tuyệt vời trong tỏi và mật ong sẽ giúp ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả, cũng như có thể giúp bạn vượt qua cơn cảm cúm một cách nhanh chóng.

Khi thời tiết thay đổi dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp nên vài tép tỏi mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng và tránh được các bệnh truyền nhiễm.

Bạn đang xem bài viết tại: https://hagvietnam.com/

Cách làm tỏi đen ngâm rượu 🍶

 

Bạn sử dụng 250 g tỏi đen ngâm với 1.5 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh. Tỏi bạn bóc bỏ vỏ, cho vào lọ và đổ rượu vào. Mười ngày sau là có thể dụng được. Lưu ý là cứ 2 ngày bạn lấy bình rượu ra lắc đều 1 lần để tỏi được ngấm đều rượu.

Rượu trắng bạn nên chọn loại rượu nếp, không dùng loại làm từ cồn rất độc hại. Nếu không uống được rượu trắng thì bạn có thể thay thế bằng rượu vang hoặc giấm táo.

Mỗi ngày bạn dùng khoảng 40 ml rượu sau mỗi bữa ăn là tốt nhất. Bạn uống ngày 3 lần sáng, trưa và tối. Nhưng tuyệt đối không cho trẻ em và phụ nữ mang thai dùng rượu tỏi.

Tỏi đen ngâm rượu có tác dụng trong việc làm sạch máu, loại bỏ độc tố và muối thừa ra khỏi cơ thể, đốt mỡ, điều trị chứng mất ngủ kinh niên và duy trì 1 trái tim khỏe mạnh.

Tỏi đen ngâm rượu có thể bảo quản được đến 2-3 năm. Tốt nhất bạn cho rượu tỏi vào những chai hoặc lọ màu tối, để ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời.

FAQ về cách sử dụng và ăn tỏi đen

Ăn tỏi đen trong bao lâu và ăn lâu dài được không?

Chào bạn, bạn có thể ăn uống tỏi đen dài lâu nhưng vẫn cần có liều lượng ăn phù hợp. Người trưởng thành: 2-4 củ chia làm 2 lần/ngày. Trẻ em: ½ đến 2 củ chia 2 lần/ngày. Phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng trừ trường hợp tương phản với bệnh lý khi mang thai.

Những người không nên ăn tỏi đen?

Chào bạn, các đối tượng sau đây không nên ăn tỏi đen gồm: người có thể trạng nhiệt/nóng người; người mắc bệnh gan, thận; người huyết áp thấp, tiêu chảy; người mắc bệnh lý về mắt, người sử dụng thuốc chống đông máu,…

Vì những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như vậy, nên bạn hãy làm tỏi đen ngay để sử dụng nhé!

Bạn thấy bài viết 6 cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đảm bảo thành công có khắc phục đươc vấn đề bạn tìm hiểu ko?, nếu ko hãy comment góp ý thêm về 6 cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đảm bảo thành công bên dưới để HAG Việt Nam có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: hagvietnam.com của HAG Việt Nam

Nhớ để nguồn bài viết này: 6 cách làm tỏi đen đơn giản tại nhà bằng nồi cơm điện đảm bảo thành công của website hagvietnam.com

Chuyên mục: Ẩm thực

Viết một bình luận